Ở Sapa, Tết Nguyên Đán không chỉ là thời khắc chào đón năm mới hay bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, mà còn là dịp để cộng đồng các dân tộc nơi đây gìn giữ và tái hiện những phong tục truyền thống qua các lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc. Đặc biệt, với sự giao thoa của nhiều dân tộc thiểu số, nơi đây đã tạo nên bức tranh Tết đa sắc màu, độc đáo và đầy cuốn hút. Hãy cùng khám phá với SapaTrip nhé!

Đón Tết Nguyên Đán cùng đồng bào dân tộc
Đón Tết Nguyên Đán cùng đồng bào dân tộc

Tết Nguyên Đán của người H’Mông

Bên cạnh những tục lệ đầu năm như thờ cúng tổ tiên, gánh nước đầu năm hay mâm cỗ đầy thịt thì Tết của người H’Mông còn rộn ràng với lễ hội Gầu Tào diễn ra trong khoảng từ mồng một đến ngày rằm tháng Giêng. 

Nghi lễ đặc sắc nhất là dựng cây nêu – tín hiệu mở hội mùa xuân. Cây tre cao 10-12m, thân thẳng, xanh bóng, ngọn để nguyên lá, được trang trí rực rỡ. Sau khi thầy cúng làm lễ, gia chủ cất lời ca tụng bản mường, chúc phúc đầu năm. 

Chàng trai, cô gái trong trang phục dân tộc hòa mình vào điệu khèn, men rượu ngô và những trò chơi truyền thống như đánh yến, leo cột lấy bầu rượu, tạo nên không khí náo nhiệt, đậm đà bản sắc.

Lễ hội Gầu Tào - điểm nhấn đặc sắc trong Tết của người H'mong
Lễ hội Gầu Tào – điểm nhấn đặc sắc trong Tết của người H’mong

Tết của người Dao Đỏ

Trong những ngày tết Nguyên Đán, người Dao Đỏ bắt đầu bằng việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa và lau dọn bàn thờ tổ tiên. Sau đó, làm mâm cỗ cúng tất niên gồm thịt lợn, thịt gà, rượu, đặc biệt không thể thiếu bánh dày hoặc bánh nếp gói. Rồi tất cả các thành viên trong gia đình đi tắm rửa, thay quần áo mới rồi cùng quây quần bên nhau đón tết.

Người Dao cực kỳ coi trọng tục hái lộc đầu xuân vào mùng 1 Tết. Cả gia đình cùng ra cửa chính, hướng về phía đông, hái lộc từ một gốc cây với mong ước bình an, vạn sự như ý. Ngoài những lời chúc tốt lành dành cho người thân, họ hàng, họ còn tin rằng chọn người xông nhà hợp tuổi sẽ mang đến may mắn, thuận lợi cho cả năm.

Tết Nguyên Đán của người Dao đỏ là cùng nhau gói bánh
Tết Nguyên Đán của người Dao đỏ là cùng nhau gói bánh

Tết Nguyên Đán của người Tày

Trước Tết (ngày 27 hoặc 28), các gia đình người Tày sẽ tất bật mổ lợn, gói bánh chưng, lau dọn bàn thờ và buộc bốn cây mía vào bốn góc, quan niệm rằng đó là gậy để tổ tiên chống khi trở về đoàn tụ cùng con cháu.

Tết Nguyên Đán của họ sẽ khởi đầu từ ngày 30 và khép lại với lễ tạ tổ tiên vào sáng mùng 3. Đêm giao thừa, người Tày thắp hương, dâng rượu lên bàn thờ tổ tiên, thành kính khấn nguyện một năm mới ấm no, đủ đầy. Chén rượu đầu tiên kính dâng ông bà, cha mẹ, cầu chúc sức khỏe, trường thọ. Sau đó, người lớn mừng tuổi con cháu, gửi gắm lời dặn dò về tình đoàn kết, yêu thương và sự đùm bọc trong gia đình.

Mùng 7, họ ra đồng lấy ngày, mở màn cho một năm mới thuận lợi, nhưng chỉ mang tính tượng trưng. Đến rằm tháng Giêng, họ lại sum họp “ăn Tết lại” gần giống như ăn rằm tháng Giêng của người Kinh.

Mách nhỏ: Nên vi vu du lịch Sapa mùa nào đẹp nhất trong năm

Tết của người Tày sẽ tất bật lau dọn bàn thờ...
Tết của người Tày sẽ tất bật lau dọn bàn thờ…

Tết của người Giáy

Tết Nguyên Đán của người Giáy mang đậm nét văn hóa truyền thống. Từ 27 đến 29 tháng Chạp, nhà nhà tất bật thịt lợn, gói bánh, lau dọn bàn thờ và buộc hai cây mía vào góc bàn thờ như gậy chống để tổ tiên về đón Tết.

Mỗi gia đình đều gói bánh chưng, làm bánh khảo, bánh bỏng, xếp thành hình trái núi trên bàn thờ, tượng trưng cho công lao tổ tiên lớn lao như núi non. Đêm 30, vừa tiếp khách đến chơi, phụ nữ trong nhà vừa làm bánh, giữ lửa Tết ấm áp, sum vầy.

Sáng mùng 1, người Giáy làm lễ đốt tiền vàng ở giếng hoặc thùng nước, tượng trưng cho việc “mua” nguồn nước mới, cầu cho năm mới dồi dào sinh khí. Họ tin rằng con trai phải là người đầu tiên bước vào nhà để mang lại may mắn, và khi đến chơi, ai cũng phải gửi lời chúc tốt đẹp trước khi gia chủ đáp lại. 

Trong những ngày Tết, họ kiêng lao động, không xin lửa trước rằm, không quét nhà hay đổ rác trước khi hóa vàng, giữ trọn nét đẹp tín ngưỡng truyền thống. Đặc biệt, họ còn kiêng kỵ ngày mùng tết không đến nhà ai chơi ngoài họ hàng trong dòng tộc. 

Tết Nguyên Đán của người Giáy có khá nhiều kiêng kỵ
Tết Nguyên Đán của người Giáy có khá nhiều kiêng kỵ

Tết Nguyên Đán của người Hà Nhì

Đêm 30, người Hà Nhì có tục hái lộc đầu xuân bằng cách lén nhổ tỏi từ vườn hàng xóm, mong cả năm may mắn, sung túc. 

Sáng mùng 1 Tết Nguyên Đán, họ kiêng ra khỏi nhà và không đón khách, tin rằng điều này giúp tránh rủi ro, xui xẻo. Do đó, trong ngày đầu năm, không ai đến thăm hay chúc Tết nhau. Đây là nét văn hóa đặc trưng mà những ai đến vùng đồng bào Hà Nhì nên biết để ứng xử phù hợp.

Người Hà Nhì kiêng ra khỏi nhà mùng 1 Tết.
Người Hà Nhì kiêng ra khỏi nhà mùng 1 Tết.

Tết của người La Chí

Là một trong những dân tộc ít người, người La Chí có phong tục Tết cực kỳ độc đáo. Cụ thể, chiều 30, họ sẽ hái 12 lá rau cải, tượng trưng cho 12 tháng, luộc lên và chấm ăn với hy vọng năm mới thuận lợi hơn. Đến mùng 1, họ kiêng hái rau xanh và không ăn rau, chỉ thưởng thức thịt heo cùng các món khác, thể hiện mong ước cho một năm no đủ, sung túc.

Tết của người La Chí chỉ thưởng thức thịt heo
Tết của người La Chí chỉ thưởng thức thịt heo

Những phong tục trên không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Bắc, mà còn mang đậm giá trị nhân văn sâu sắc. Bên cạnh đó, với những phong tục ngày Tết Nguyên Đán của đồng bào dân tộc thiểu số thú vị như vậy, Sapa chắc chắn sẽ là điểm du lịch thú vị vào mùa Tết cổ truyền. 

Nếu bạn cần tư vấn đặt xe đi Sapa, combo tour du lịch, taxi…thì hãy liên hệ ngay với Sapatrip.vn để được hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất nhé!

SapaTrip chính là đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch chuyên nghiệp tại Sapa, mang đến vô vàn những giải pháp tiện lợi giúp bạn thỏa sức tận hưởng hành trình khám phá “thành phố trong sương” một cách trọn vẹn nhất. Với đa dạng dịch vụ từ đặt vé xe khách đi Sapa, đặt phòng khách sạn & homestay, combo Sapa, cho thuê xe, taxi Sapa đến vé tham quan… SapaTrip chắc chắn sẽ là lựa chọn lý tưởng nhất cho mọi người.